Gà chọi hay còn gọi là giống “gà nòi”. Hiện tại là giống gà được nhiều người ưa thích. Bởi hình dáng to lớn, vạm vỡ và tính tình hiếu chiến gan lì. Rất thích hợp để nuôi làm cảnh. Tuy nhiên để thu được giá trị và lợi nhuận từ gà chọi không hề đơn giản. Đòi hỏi người nuôi phải có kiến thức trong chăm sóc và mất nhiều công sức trong kỹ thuật nuôi. Tùy theo thể trạng, độ tuổi của gà mà các bạn có kỹ thuật nuôi chọi hợp lý. Mọi chủ gà đều muốn gà đá có lực để có thể dễ dàng kết thúc được đối thủ. Nhờ đó mà các trận chiến sẽ dễ dàng hơn và bớt căng thẳng hơn.

Nuôi gà chọi sung sức và có lực đá tốt là mong muốn của các chủ trang trại . Vậy cần phải lựa chọn giống gà cũng như chế độ dinh dưỡng, chăm sóc ra sao để đúng kỹ thuật? Cùng Bong99 tìm hiểu nhé!

Hướng dẫn chăm sóc gà chọi

Tùy vào mục nuôi lấy thịt hay nuôi gà để chọi.Gà ở tuần tuổi thứ 5 trở đi thì mật độ không quá 10con/m2.Đối với gà dùng đi chọi khi gà được 700 gram thì tiến hành nuôi riêng từng con 1, tránh nuôi tập trung vì chúng có thể mổ, đánh nhau.Cùng với đó ta có chế độ luyện tập và chế độ ăn cho gà chọi riêng.

* Cách chọn gà Chọi giống 1 ngày tuổi:

+ Gà có nguồn gốc rõ ràng, đàn bố mẹ phải sạch bệnh.

+ Có màu lông vàng bông đặc trưng.

+ Nhanh nhẹn, mỏ khép kín, chân bóng, đứng vững và đi lại bình thường, bụng thon, rốn kín.

* Chuẩn bị chuồng nuôi gà Chọi:

– Trước khi úm gà:

+ Chuồng nuôi rèm che, cót quây, chụp sưởi ấm, máng ăn, máng uống, tất cả phải được khử trùng trước khi sử dụng từ 5-7 ngày.

+ Chuẩn bị đầy đủ thức ăn, thuốc thú y cần thiết cho đàn gà.

+ Chuồn nuôi đảm bảo thoáng mát mùa hè, kín ấm vào mùa đông.

+ Nền chuồng thiết kế đúng kỹ thuật, cao ráo, thoát nước.

+ Chất độn chuồng: trấu, dăm bào sạch, dày 5-10 cm được phun sát trùng khi sử dụng.

+ Đảm bảo lưu thông không khí trong chuồng nuôi.

– Chuồng trại:

+ Chọn khu đất cao ráo, thoáng mát, xây theo hướng Đông hoặc Đông Nam để hứng được nắng sáng và tránh được nắng chiều.

+ Nếu nuôi nhốt hoàn toàn, chú ý mật độ nuôi thích hợp (8 con/m2 nếu nuôi gà thịt trên sàn, 10 con/m2 nếu nuôi gà thịt trên nền).

+ Nếu nuôi gà thả vườn,chuồng là nơi để tránh mưa nắng và ngủ đêm, mật độ vườn thả gà đủ là ít nhất 1 con/m2.

+ Sàn chuồng làm bằng lưới hoặc tre thưa cách mặt đất 0,5 m để thông thoáng, khô ráo, dễ dọn vệ sinh.

+ Rào chắn xung quanh vườn bằng lưới B40, lưới nilon, tre gỗ… tùy điều kiện nuôi của từng hộ.

+ Ban ngày khô ráo thả gà ra sân, vườn chơi, buổi tối cho gà về chuồng.

 * Chú ý khác:– Bật đèn sưởi ấm quây úm trước khi bắt gà thả vào chuồng.- Bổ sung điện giải cho gà ngay khi bắt gà về chuồng, thêm VTM C nếu trời nóng.- Chủng vacxin LASOTA lúc 1 ngày tuổi, lặp lại lúc 12 và 28 ngày tuổi.- Sau 24h thì mới cho ăn:   + Sáng bổ sung thêm B-complex, men vi sinh.   + Chiều cho uống kháng sinh (có thành phần ampicillin hoặc amoxicillin…).   => Bổ sung theo lịch như vậy 3 ngày liên tiếp (men vi sinh cách ngày cho uống 1 lần).- Phòng các bệnh Newcastle, Gumboro, đậu gà theo lịch tiêm phòng vacxin.- Phòng cầu trùng ngày thứ 11 – 14 và 21 – 24 cho gà chọi.– Phòng hen vào ngày thứ 2 – thứ 4 và ngày thứ 24 – thứ 28 cho gà Chọi.

Cách nuôi gà đá có lực hiệu quả nhất hiện nay

Trước khi đến vấn đề cách nuôi và chăm sóc gà đá có lực, có sức khoẻ thì lựa chọn con giống là hết sức quan trọng. Nếu một con giống tốt sẽ giúp việc chăm sóc và phát triển dễ dàng hơn. Khi nuôi gà thì hãy chú ý con giống khi biết bố mẹ hoặc tông dòng của gà.

Do vậy, bạn hãy tiến hành chọn lọc những chú gà chọi thật kỹ càng từ bố mẹ, để chúng được hưởng những đặc tính, những gen trội của bố mẹ ngay khi vừa mới sinh nở. Nếu vẻ ngoài đẹp, luôn cứng cáp và khỏe mạnh… thì đó là những chú gà chọi con có giống gen tốt, đẹp nên lựa chọn.

Chế độ ăn uống

Để đảm bảo gà có sức khoẻ và đá có lực thì chế độ ăn uống là hết sức quan trọng. Không nên để gà chọi bị thiếu thịt có thể giảm đi lực trong những trận chiến. Chế độ ăn uống là 1 bước quan trọng trong cách nuôi gà đá có lực khoẻ mạnh.

Mỗi lần cho ăn chừng 3/4 diều, cách 2 ngày ta bổ sung thêm mồi hoặc rau quả vào buổi trưa.

Tùy vào thể trạng con gà, cho ăn làm sao tới bữa kế tiếp sờ tay vào bầu diều ta thấy gà đã tiêu hóa hết.

Đối với gà vào chế độ chiến, ngoài việc cho ăn đúng kỹ thuật còn phải tiến hành vần vỗ, om bóp thường xuyên giúp gà đạt thể lực và sức chịu đòn tốt nhất.

Thức ăn chính

Thức ăn chính của gà thông thường sẽ là thóc. Thóc sẽ được ngâm để loại bỏ hoàn toàn được các hạt lép. Nếu có điều kiện thì nhiều người thường cho ăn thóc ngâm đã mọc mầm. Như vậy chất dinh dưỡng sẽ cao hơn so với thóc thông thường.

Tuyệt đối không cho gà chọi ăn uống linh tinh. Thức ăn chủ yếu là ngũ cốc (thóc, ngô), cho ăn thóc tẻ sẽ tốt hơn vì ngô có thành phần chất béo cao hơn thóc sẽ làm cho gà tích mỡ.

Bổ xung mồi, chất tanh

Ngoài ra, những thức ăn cho gà đá có lực không thể thiếu được đó là các loại mồi thêm. Ở đây sử dụng nhiều nhất vẫn là thịt lợn, sụn lợn hoặc các loại thịt bò, chất tanh từ bò sát. Ví dụ như bổ xung thêm mỗi bữa ăn từ 2-5 miếng thịt bò, lợn vào buổi trưa. Hoặc các loại thịt bò sát như rắn hoặc thằn lằn. Nhiều người cho rằng không nên cho ăn ếch nhái vì có thể bị run chân. Các thức ăn bổ xung này nên cho ăn vào buổi trưa để đảm bảo khả năng tiêu hoá tốt nhất.

Bổ xung các loại rau, chất sơ

Bổ xung thêm các loại rau xanh tăng cường dưỡng chất cho gà. Cũng giúp làm gà tạo cảm giác mát mẻ, không bị xót ruột. Các loại rau được lựa chọn là rau muống, cà chua hoặc các loại bí đỏ, trái cây đu đủ, dưa hấu.

Bổ xung các khoáng chất, vitamin

Không thể thiếu được là các loại vitamin, canxi giúp gà đá có lực hơn. Đây là cách nuôi gà đá có lực mà nhiều chủ kê thường sử dụng. Tham khảo các sản phẩm dinh dưỡng từ các cửa hàng thuốc thú y nhé.

Lời kết

Ngoài chế độ ăn uống thì bên cạnh đó đòi hỏi chiến kê cần có một chế độ luyện tập riêng phù hợp với thể trạng và sức khoẻ từng gà đá. Bài viết sau Bong99 sẽ trình bày cụ thể hơn về cách bồi gà đá sao cho nhanh lên pin nhất. Hãy thường xuyên theo dõi Bong99 để cập nhật nhiều thông tin hữu ích nhé!

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *